5
Những chỉ dẫn an toàn quan trọng
Đọc kỹ và lưu lại
Cảnh báo:
hãy đảm bảo về thời gian nấu trong lò vì việc để quá có thể gây cháy và làm hỏng thiết bị.
1 Không tự ý can thiệp hay sửa chữa điều
chỉnh cửa, bảng điều khiển, hệ thống khóa
liên động an toàn hoặc bất kỳ một phần
nào khác của lò ( vỏ bảo vệ chống thất
thoát năng lượng vi sóng). Những việc này
chỉ được tiến hành bởi kỹ thuật viên bảo
hành có trình độ chuyên môn.
2 Không vận hành lò không tải ( khi không
có thực phẩm). Tốt nhất là đặt 1 cốc nước
khi không sử dụng lò. Nước sẽ thu năng
lượng vi sóng một cách an toàn nếu lò. bị
khởi động ngoài ý muốn.
3 Không dùng lò để sấy đồ (vd: giấy ướt,
quần áo, đồ chơi, động vật hoặc các dụng
cụ điện…).
4 Không nấu thức ăn gói trong khăn giấy, trừ
khi có hướng dẫn cụ thể trên sách.
5 Không sử dụng giấy báo thay cho khăn
giấy khi nấu nướng.
6 Không sử dụng bát đĩa gỗ, chúng có thể
bị quá nóng và cháy xém. Không sử dụng
bát đĩa bằng kim loại như vàng hoặc bạc.
Luôn nhớ tháo bỏ dây buộc thực phẩm
bằng kim loại. Những vật kim loại trong lò
có thể đánh tia lửa điện và gây hỏng hóc
nguy hiểm.
7 Không vận hành lò trong các trường hợp
sau: Khi có bất kỳ vật gì kẹt giữa cánh cửa
và cạnh trước của lò, điều này sẽ gây rò rỉ
năng lượng vi sóng.
8 Không sử dụng các sản phẩm giấy tái sinh
bởi vì chúng có thể chứa tạp chất và tạo
tia lửa hoặc cháy khi được sử dụng để nấu
nướng.
9 Không rửa khay thủy tinh ( bàn xoay) bằng
cách đặt vào nước ngay sau khi nấu, có
thể gây vỡ nứt.
10 Số lượng thức ăn nhỏ cần thời gian nấu
hoặc hâm nóng ngắn hơn. Nếu sử dụng
thời gian như bình thường thức ăn đó sẽ
có thể quá nóng và cháy.
11 Hãy đặt lò cách mép bàn ít nhất 8cm để
tránh bị lật nhào.
12 Trước khi cho vào lò hãy gọt hết vỏ của
các loại rau củ cần nấu.
13 Không nấu trứng trong vỏ nguyên vì áp lực
có thể khiến vỏ trứng bị vỡ.
14 Không rán thức ăn ngập mỡ trong lò vi
sóng.
15 Bỏ thực phẩm ra khỏi bao gói nhựa trước
khi nấu hoặc xả đông, Trừ một số trường
hợp. thực phẩm có thể được bao gói trong
bao bì nhựa để hâm nóng hoặc nấu theo
hướng dẫn chi tiết trong sách hướng dẫn
nấu bằng lò vi sóng.
16 Khi lò có trục trặc hoặc vỏ bị kẹp, bẹp,
méo hoặc khi cửa lò, bản lề, chốt hay
gioăng cửa bị hỏng, việc sửa chữa phải do
kỹ thuật viên bảo hành có trình độ chuyên
môn thực hiện.
17 Nếu phát hiện thấy khói trong khi nấu, bạn
không nên mở cửa lò, hãy lập tức tắt lò
hoặc rút điện.
18 Nếu thực phẩm được hâm nóng hoặc nấu
bằng bát đĩa dùng một lần bằng nhữa,
giấy hay một vật liệu nào dễ cháy thì nên
thường xuyên kiểm tra để đề phòng bát
hay đĩa đó bị biến dạng
19 Chỉ cho phép trẻ em được sử dụng lò với
sự giám sát của người lớn, nếu không thì
phải hướng dẫn cụ thể để trẻ có thể sử
dụng an toàn và hiều sự nguy hiểm nếu sử
dụng sai.
20 Không đun nấu chất lỏng hay thực phẩm
trong đồ đựng gắn chì vì sẽ dễ bị nổ.
21 Khi lò có trục trặc hoặc bộ phận nào đó bị
sai hỏng thì không được vận hành lò việc
sửa chữa phải do kỹ thuật viên bảo hành
có trình độ chuyên môn thực hiện.
22 Kiểm tra dụng cụ sử dụng trong lò phải
phù hợp.
23 Không chạm vào cửa lò, bên ngoài, rìa
khoang lò, khoang lò, phụ kiện và đĩa trong
khi để chế độ nướng, hoặc vận hành nấu
tự động. Nếu muốn phải đeo găng tay khi
tiếp xúc để tránh bị bỏng.
24 Chỉ được sử dụng những dụng cụ phù
hợp để dùng trong lò vi sóng.
25 Chú ý khi làm nóng thức ăn trong đồ
đựng bằng nhựa hoặc giấy, tránh bị cháy
hoặc đánh lửa.
26 Nếu phát hiện thấy khói trong khi nấu, bạn
không nên mở cửa lò, hãy lập tức tắt lò
hoặc rút điện.